Thủ tục pháp lý nhà đất khi mua bán chuyển nhượng
Pháp luật là hệ thống các quy tắc được ban hành và đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước. Pháp luật giúp tạo nên sự ổn định và trật tự trong xã hội bằng cách điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Thủ tục pháp lý nhà đất khi mua bán chuyển nhượng
I. Pháp lý nhà đất là gì?
Pháp lý được hiểu là những nguyên lý và lý luận về luật pháp. Đây là cách tiếp cận luật pháp trên cơ sở nghiên cứu. Lập nên các phương pháp luận, hệ thống cơ sở lý luận và pháp luật thực tiễn.
Pháp lý thể hiện bản chất và nội dung, các quy luật pháp luật trong đời sống. Nghiên cứu vấn đề này cũng là nghiên cứu về thực tiễn các hoạt động quản lý cũng như áp dụng luật pháp.
Pháp lý nhà đất chính là những nguyên lý, lý luận liên quan đến quy định luật pháp về bất động sản.
II. Các quy định của pháp luật về pháp lý nhà đất
1. Điều kiện để bất động sản được đưa vào giao dịch
Luật Nhà Ở Việt Nam có quy định rõ ràng tại Điều 91 và 93 về điều kiện để bất động sản được phép giao dịch mua bán, thừa kế, tặng cho, thế chấp, cho thuê mượn, ủy quyền quản lý,…
- Có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng,…) theo quy định.
- Đang không vướng vào những tranh chấp về quyền sở hữu.
- Đất nhà không bị cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền liệt kê vào danh sáng để chấp hành quy định hành chính hay thi hành án.
- Đất theo pháp luật vẫn còn thời hạn sử dụng được cho phép.
2. Các giấy tờ cần có khi thực hiện giao dịch
Các vấn đề pháp lý nếu không được xem xét kỹ lưỡng có thể gây nên rủi ro về sau. Các quy định về vấn đề này cũng thường xuyên được thay đổi. Điều này nhằm nâng cao, thắt chặt quyền quản lý cũng như đảm bảo quyền lợi giữa các bên.
Để đảm bảo giao dịch bất động sản, các giấy tờ cần đảm bảo đầy đủ là:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất (sổ đổ)
- CMND/hộ chiếu và hộ khẩu của hai bên tham gia giao dịch (CMND hoặc căn cước công dân với người Việt, hộ chiếu đối với người nước ngoài). Các giấy tờ này phải còn hiệu lực. Trong đó hộ chiếu không quá 10 năm và CMND không quá 15 năm kể từ ngày cấp.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: giấy chứng nhận độc thân với người độc thân. Hoặc giấy đăng ký kết hôn với người đã kết hôn. Nếu không cần có bản thỏa thuận rõ ràng giữa vợ và chồng về việc phân chia tài sản.
- Giấy thông báo lệ phí trước bạ đối với nhà đất giao dịch.
Người bán/cho tặng/cho thuê,… phải là chủ sở hữu của nhà đất giao dịch. Nếu trong trường hợp người tham gia giao dịch được ủy quyền bởi chủ sở hữu thì phải có giấy ủy quyền công chứng, CMND/hộ chiếu và hộ khẩu của người được ủy quyền.
Các loại giấy tờ pháp lý nhà đất cần thiết đều phải được chứng thực theo các quy định rõ ràng của Luật Đất Đai 2013 tại Khoản 3 Điều 167.
3. Thủ tục pháp lý nhà đất khi tiến hành mua bán, chuyển nhượng
Việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất cần thực hiện theo đúng thủ tục. Điều này nhằm đảm bảo các giao dịch nhà đất hợp lệ và tránh những rủi ro về sau
Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý và thực trạng của nhà đất giao dịch
Tính pháp lý của nhà đất rất quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn và quyền lợi giữa 2 bên.
Để xác thực bạn cần kiểm tra những loại giấy tờ cần thiết như đã liệt kê tại bước 1. Ngoài ra, bạn có thể đến UBND xã/phường nơi có đất để kiểm tra thông tin hoặc tham khảo từ cư dân xung quanh.
Chất lượng bất động sản cũng cần phải được đảm bảo theo đúng cam kết. Cần tiến hành khảo sát thực địa về chất lượng công trình, không gian xung quanh, cơ sở hạ tầng,….
Bước 2: Lập hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhà đất
Khi hai bên quyết định đi đến bước giao dịch, cần đem đầy đủ giấy tờ cần thiết tại bước 1 để thành lập và công chứng hợp đồng.
Đồng thời, phải thực hiện nộp hồ sơ kê khai. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Một loại thuế bạn cần nộp khi giao dịch bất động sản là phí công chứng mua bán nhà. Tìm hiểu thêm tại: “Thông tin về phí công chứng mua bán nhà“.
Bước 3: Tiến hành đăng bộ sổ mới
Sau khi đã ký hợp đồng và đóng thuế đầy đủ, người mua/nhận chuyển nhượng cần đem toàn bộ hợp đồng và hồ sơ, biên lai liên quan đến UBND quận/huyện.
Khi nhận được hồ sơ, Sở địa chính sẽ tiến hành thay đổi thông tin người sở hữu theo quy định.
Trên đây là một số những thông tin quan trọng liên quan đến pháp lý nhà đất là gì và những quy định có liên quan. Việc hiểu biết về vấn đề này giúp bạn tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
Thực tế thì vấn đề này khá phức tạp và đòi hỏi hiểu biết sâu rộng về pháp luật. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý nhà đất để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/phap-ly-nha-dat.html
Nhận xét
Đăng nhận xét